Nguồn Gốc Nhạc Cổ Điển

Linh Phương
Biên Khảo Lịch Sử Âm Nhạc

 

Thưa quí vị:

 

Bài viết dưới đây  đã được  soạn thật  giản lược, bởi vì  người viết  không muốn quí vị  khi bước chân vào khu vườn hoa nghệ  thuật âm nhạc Tây phương phải nhức đầu với quá nhiều chi tiết.

 

Nhạc  Cổ Ðiển Tây phương đưọc chia ra làm ba thời kỳ như sau:

 

I.   Thời Kỳ Tiền Cổ Ðiển gọi là Baroque.

II.  Thời Kỳ Cổ Ðiển gọi là Classical.

III. Thời Kỳ Lãng Mạn gọi là Romantic Period.

 

I. Thời Tiền Cổ Ðiển gọi là Baroque

 

Vào khoảng năm 1600-1750, tại các nước Âu châu như Ý Ðức Pháp  và Anh.  Ý-đại-lợi tiên phong đi theo thể nhạc này.   Thể nhạc này được sáng tạo  rất là phong phú như hợp ca với dàn nhạc, nhạc kịch, luân vũ v.v… (Concerto-Operadance).  Các thể nhạc này  được các danh sư âm nhạc viết lên, phần lớn phục vụ cho triều đình vua chúa, hoàng tộc như các nhạc sư Henry Purcell (Anh) Handel (Ðức) Vivaldi (Ý).

 

Riêng danh sư Sebastian Bach của Ðức từ đời cha đến đời con phục vụ âm nhạc trong nhà thờ, ông có rất nhiều nhạc phẩm soạn cho dàn nhạc hay cho dương cầm.

 

 

Johann Sebastian Bach (1685-1750)
(http://en.wikipedia.org/wiki/File:Johann_Sebastian_Bach.jpg)

 

II.  Thời Kỳ Cổ Ðiển gọi là Classical

 

Ðến thế kỷ XVIII là  nhạc Cổ điển với tiết tấu mới, giai điệu mới.  Trong thời kỳ này,  Vienna, Áo quốc là  một thành phố quan trọng của âm nhạc.   Những thể nhạc Symphony, Concerto, Sonata mà các  nhạc sư Haydn, Mozart, Beethoven, Mozart và Beethoven đã viết rất nhiều tác phẩm âm nhạc bất tử cho đến ngày nay. Và Beethoven đã viết rất nhiều tác phẩm âm nhạc bất tử cho đến ngày nay.

 

 

L. van BeethovenBeethoven
(Born Bonn, baptized 17 December 1770; died Vienna, 26 March 1827)

(http://en.wikipedia.org/wiki/File:Beethoven.jpg)
III. Thời Kỳ Lãng Mạn gọi là Romantic Period

 

Ðến  thế kỷ XIX là phong trào Cải cách âm nhạc, phong trào Lãng mạn tại Âu châu chú ý đến nét hoa mỹ, ngôn ngữ âm nhạc, tình cảm vui buồn của đờI sống con người mà mỹ thuật, thơ văn được chú trọng rất nhiều, điển hình như Beethoven đã viết tác phẩm Sonata Ánh trăng như giới thiệu một phong cách mới.

 

 

F. Chopin Chopin (22 February or 1 March 1810  – 17 October 1849)
(http://en.wikipedia.org/wiki/File:Chopin,_by_Wodzinska.JPG)

 

Danh sư Chopin cũng đã viết nhạc phẩm Nocturne, nhạc sĩ  Ý vĩ cầm Paganini đã  soạn và trình diễn những nhạc phẩm  lãng mạn tuyệt vời không tả xiết.  Nhạc sĩ  Franz Liszt, Brahm, Mendelssohn, Tchaikosvky, Schubert,

 

Mendelssohn, Tchaikosvky (Nga) hay Schubert cũng đã tạo phong cách lãng mạn trong âm nhạc thật mạnh mẽ lưu danh và kéo dài đến ngày nay.

 

Nhạc sĩ  Schubert cũng viết nên nhiều  tác phẩm âm nhạc theo thể lãng mạn, ông  là ngườI đã tạo nên hình thức là ca hát chỉ một ca sĩ vớI đàn dương cầm vớI các ca khúc ngắn, và thể nhạc này gọI là Lieder rất nổi tiếng và thịnh hành khắp nơi. Tại đây, người viết  muốn đề cập một tí về đàn dương cầm trong phong trào âm nhạc Lãng mạn của thế kỷ XIX rất là hữu dụng và nổi  tiếng.  Người ta dùng đàn dương cầm  rất nhiều vì nó đa năng, có thể độc tấu, song tấu, có thể  đàn hay đệm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu hoặc cho ban hợp ca lớn nhỏ, thậm chí piano đệm cho một ngườI hát, vì chiều rộng của âm thanh, âm vực của dương cầm cho  đến ngày nay vẫn còn  là  cây đàn có tầm vóc, trong thế  giới nghệ thuật không thể nào bỏ quên đàn dương cầm được.

 

Ðến thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI, đàn dương cầm đã được hiện đại hóa  theo  đà tiến triển của nền văn minh nhân loại, người ta đã sử dụng triệt để dòng diện, điện lực để sáng chế đàn Keyboard, Syntherise  theo hình thức của piano với các âm thanh  chiêu thức thích hợp  với trào lưu tiến hóa của âm nhạc điện tử.  Tuy nhiên, thử hỏi nếu bị mất điện lực thì nhạc sĩ  phải xử sự như thế nào đây?   Câu trả lời rõ ràng nhất là họ cũng đành thúc thủ và quay nhìn về phía có cây piano mà thôi.   Riêng vớI người viết này, đàn dương cầm lúc nào cũng chung thủy chờ đợi như người-tình-trăm-năm không biết mỏi mệt theo tháng dài năm rộn.

 

Linh Phương
Houston, Texas  tại vùng sương trăng mờ
Tháng 4, 2005