Dòng Nhạc Taizé Âm Thanh Của Nguyên Thủy Thiết Tha Trầm Lắng
Linh Phương
Từ nhiều thập niên trước, sách Thánh nhạc để dùng trong các buổi lễ thờ phượng Chúa của Hội Thánh Tin Lành Lutheran đã có rất nhiều tín hữu yêu mến ca hát với tất cả tâm hồn dâng lên Thiên Chúa cùng giòng nhạc Taizé mỗi sáng Chúa Nhật. Giòng nhạc Taizé nguyên thủy khởi đầu từ một nhóm cầu nguyện tại một tu viện trên đồi Burgundy của miền Ðông nước Pháp thuộc thị trấn hẻo lánh mang tên Taizé ở giữa Lyon và Paris. Ðây là một nhóm nhỏ cầu nguyện bằng lời ca tiếng hát “Come and Worship” theo thể Period năm 1940 do Mục sư Roger Schulzt, người Thụy sĩ, khởi xướng. Nhóm cầu nguyện này là những tín hữu tị nạn đã thoát chạy khỏi bạo quân Đức Nazi thời chiến tranh. Vào năm 1949 có bảy người trong tu viện hát những bản thánh ca Taizé.
Thánh ca Taizé đã được nổi tiếng vang xa, và nay với thời đại tân tiến này đã có các hệ thống truyền thông khắp nơi trên thế giới và bây giờ tổng hợp Thánh ca Taizé đã được trên trăm ngàn mục sư hướng dẫn giới thiệu, luôn cả nhà thờ của Công giáo La mã của trên hai mươi lăm quốc gia cùng hát trong các buổi lễ cầu nguyện thống hối ăn năn trước Thiên Chúa. Và giòng nhạc truyền cảm đã có sức hút mãnh liệt khi lời nhạc vang lên làm cho tâm hồn con người trầm lắng, quay về với bản thể, với riêng chính mình tâm sự với Đấng Tối Cao. Kỳ diệu thay là giới trẻ Âu châu và các quốc gia khác, cứ mỗi năm họ đã lấy kỳ nghỉ hè để cùng đến nhà thờ nhỏ bé trên đồi Burgundy tìm về sự tĩnh lặng tâm linh, tâm hồn thanh thản cầu nguyện với Thiên Chúa xóa đi đau thương cùng phục hưng tâm linh. Buổi sáng, trưa, chiều, với tâm hồn yêu mến Chúa, mọi người cầu nguyện ca hát. Hằng tuần có trên mười ngàn giới trẻ đã đến từ khắp nơi trên thế giới đã làm cho ngôi thánh đường nhỏ bé với số người tràn ra ngoài đồi không còn sức chứa nữa. Họ đã làm cho một vùng hẻo lánh nhỏ bé này luôn vang lên giòng nhạc Taizé, và nhạc Taizé liên tiếp được hát lên bằng những lời ca của các quốc gia từ năm này qua năm khác như Anh, Pháp, Ðức, Thụy Ðiển, Latin, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam v.v… Ðặc biệt, có những người Tây Ban Nha, người Nam Mỹ với cả trăm ngàn người thường hát những khúc nhạc Taizé tại các nhà thờ khi cầu nguyện cũng như các buổi lễ nhóm họp tại đất nước họ. Bởi vì giòng nhạc Taizé rất dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn con người qua đôi tai ta thấm nhập sẽ thấy trái tim ta khe khẻ rung động qua những bài nhạc Taizé. Và những năm sau này, giới trẻ đã dùng giòng nhạc Taizé qua các sáng tạo đặc biệt, phối âm cùng các nhạc cụ khác nhau, nhiều ban nhạc trẻ đã biến tấu qua thể Ballad, Solf Rock hay Blue tùy theo sắc thái của quốc gia riêng mình.
Những ca khúc Taizé có những thanh âm trầm lắng cảm động như muốn trải rộng tâm tình với Ðấng Cao Cả là Thiên Chúa, khiến tất cả muốn quì lạy trước Ðấng Chí Tôn Ba Ngôi thật xúc tích và tuyệt vời. Riêng ngôn ngữ Việt Nam có bốn ca khúc đã được nữ nhạc sĩ Linh Phương cảm xúc giòng nhạc Taizé và viết lên lời Việt cho mùa Chay năm 2005 trong CD “Ðường Con Ði 2” như bài “O Lord, Hear My Prayer,” (Chúa Nghe Con Cầu Khẩn) “Jesus, Remember me” (Jesus Ôi) và “Kyrie” (Thương Xót Chúng Con) và ”Eat This Bread” (Bánh Hằng Sống). Càng ngày có nhiều chủng tộc trên thế giới đã yêu mến giòng nhạc Taizé. Họ muốn trang trải tâm tình trong ngôn ngữ riêng của nước mình, và từ những năm đầu, muốn làm được điều này cho hoài bảo được phổ biến khắp thế giới, Linh mục Joseph Gelineau đã thử thể nghiệm giòng nhạc Taizé qua các thánh đường ở Pháp quốc trong các buổi lễ; và cũng nhờ tài năng của Linh mục nhạc sĩ Jacques Berthier (1923- 1994) cộng tác viết thêm những ca khúc Tazé giãn dị cho cộng đồng dân Chúa hát lên trong giờ cầu nguyện.
Trên hai mươi năm có thêm những ca khúc Taizé mới do Linh mục Berthier viết được truyền bá phổ biến rộng rãi sang tại miền Bắc Hoa Kỳ do nhà GIA Publication Chicago ấn hành. Những giai điệu của giòng nhạc Taizé rất ngắn, lời nhạc giản dị dễ nhớ, không cầu kỳ đi thẳng vào tai người nghe, hợp với tâm tình con người không e dè trải rộng trước Chúa. Ðó là mục đích sáng tác của Linh mục Berthier đem con người trút bỏ sự nặng nề trong đời sống, con người chỉ là tạo vật do Chúa dựng nên. Vì thế, khi ta hát các ca khúc Taizé, cộng với lời đọc Kinh Thánh ngắn ngủi trong giờ cầu nguyện ý nghĩa khiến tâm hồn ta cảm thấy an ủi như Chúa đang nghe lời tâm tình cầu khẩn của ta. Lời ca khúc, ý nhạc Taizé đã giản dị, giòng nhạc (melody) lập lại vài lần như bình ca (folk song) trong ca khúc, tiết điệu chậm chậm, từ từ thấm sâu tâm hồn, trong khi tiếng nhạc dẫn nhập bằng sáo và guitar trầm lắng dài cho ba mươi sáu trường canh (measures), để người ca chững chạc cất tiếng hát thật êm dịu, đòi hỏi giọng ca thật mạch lạc trầm bổng chính xác theo giai điệu. Ðôi khi có những đoạn nhạc người ca chỉ “hum” theo giai điệu như than thở với Chúa, người ca bè trầm làm rõ nét quyện vào “hum” làm ca khúc có kỷ thuật hoàn hảo như bài nhạc “O Lord, Hear My Prayer,” “Jesus, Remember me.” Nhiều nhóm trẻ khoảng sáu đến chín người cũng chia thành bè để hát những bài Taizé ở nơi cắm trại hay nơi vắng vẻ cánh đồng hay các thành phố nhỏ, cho nhạc Taizé được người ta nghe một cách thánh thoát vương trong không gian yên tĩnh. Truyền thống Taizé với mỗi buổi lễ cầu nguyện bằng một bài hát ngắn, sau đó là đọc một đoạn Kinh Thánh, kế tiếp thêm một bài hát ngắn, rồi im lặng và cầu nguyện khoảng 10 phút. Sau đó, có sự giảng dạy Lời Chúa vừa đọc, cuối buổi cầu nguyện có thêm một bài hát trẻ trung trong sáng, giản dị, một bài nhạc hòa tấu của ban nhạc chúc bình an khi kết lễ.
Trong nghi thức thờ phượng (liturgy) của Giáo hội Lutheran đã thể nghiệm nhiều lần, và áp dụng trong nghi lễ của giờ cầu nguyện đã đạt kết quả tâm linh. Nhất là trong Mùa Chay, nhu cầu của con dân Chúa muốn ăn năn trở về với Chúa nhưng có mặc cảm tội lỗi vấp phạm, sống rời xa Chúa… Và trong những giờ phút họ quay về với Chúa, họ khẩn nguyện cọng thêm giòng nhạc Taizé sẽ làm cho tâm hồn con dân Chúa mạnh dạn cầu khẩn cùng Ngài. Khi có Tiệc Thánh rước lễ (Holy Communion), thời gian tốt nhất để hát ca khúc “Bánh Hằng Sống” (Eat This Bread) có cơ hội để cộng đồng dân Chúa được hát lên bài hát Thánh Thể của Chúa ban cho nuôi dưỡng linh hồn và tha thứ chúng ta bằng sự hy sinh của Ngài trên Thập tự giá. Bài hát này rất có ý nghĩa nhấn mạnh sự Chúa ban ơn cho ta bằng chính mình và máu của Ngài, lời và ý nhạc thật cảm động cho ta khó quên giai điệu.
Những điều nên nhớ khi xử dụng âm nhạc Taizé:
– Nhạc Taizé chỉ hát trong sự nhóm họp cầu nguyện bình thường, khắp nơi, không phải cho ca đoàn trình diển hay trình tấu trong buổi nhạc hội ( Concert music )
– Nhạc Taizé cần được hướng dẫn tập dượt trước với tín hữu cho giai điệu được biết vài lần.
– Từng câu nhạc trong bài hát được lập lại nhiều lần, đừng để câu nhạc lập lại quá ít, mà phải ứng dụng giữa lời cầu nguyện và câu nhạc được quyện vào nhau, tương đồng và không ngắt quảng.
– Giữ nhịp (tempo) điều hòa khi hát những câu hát lập lại nhiều lần.
– Muốn cho bản nhạc không nhàm chán đơn điệu, nên chọn nhiều giọng ca khác nhau có nhiều màu sắc nhiều âm vực khác nhau như giọng nữ cao (soprano) giọng nam cao(tenor), giọng trung (alto) giọng thấp (base vocal) giọng thổ (barry ton) cũng như khi hòa tấu nên chia từng câu nhạc cho nhiều nhạc khí độc tấu khác nhau hợp thành cho hài hòa mỹ cảm trong từng câu ca giòng nhạc.
– Khi hát giữ vững tốc độ, vì bài hát đòi hỏi lập đi lập lại nhiều lần dễ buông lơi tốc độ(speed up tempo).
Ðiều cần thiết có người ca trưởng dẫn nhịp để khi hát không bị lơi nhịp. Ðể thể hiện cho đúng tinh thần của giòng nhạc Taizé, đòi hỏi ta phải theo những sự chỉ dẫn trên, cần tập dượt nhiều lần để tín hữu quen bài hát thì khi hát họ sẽ dễ nhập tâm và hát hay hơn, đúng nhịp, đúng giọng để lời ca cùng lời cầu nguyện trong không gian được quyện vào nhau dâng lên Thiên Chúa lòng suy tôn Ngài trong giờ phút hiệp nguyện. Nhạc Taizé là sự toàn bích đưa con người trở về bên Thiên Chúa, trở về với chính mình đã lạc mất bấy lâu nay.
Cầu xin Thiên Chúa cảm động những tâm hồn còn xa rời Chúa, chối từ Chúa được quay về nhà Cha, cõi vĩnh cửu bên Cha muôn đời. Amen