Bí Mật của Anh Em Nhà Zipanino
Theo truyện của nghệ sĩ Opera Ý: Secret of the Brothers Zipanino – 1718
Linh Phương
Hai anh em sinh đôi nhà Zipanino là con trai của một người quản lý lâu đài Hoàng thân Alberto Musalini. Thuở nhỏ, người quản lý này, ông Rudos Zipas, được gởi tới gia đình Hoàng thân Musalini để nuôi. Cha ông là Bá tước Carlos cai trị một vùng, dan díu giao tình với mẹ ông, người hầu nữ Farista trong lâu đài. Sau khi sinh ra ông, bà Farista đã chết ngay sau đó vì bị băng huyết.
Tuy là con không chính thức,nhưng ông Rudos cũng được bá tước Carlos cho hưởng một số tiền lớn của cha, và chuyển ông lên tỉnh thành xa xôi ăn học. Nơi đây ông có dịp qua lại giao tiếp bạn bè, vui chơi bên con cái của những vị sĩ quan quân đội hoặc những thương gia giàu có trong vùng. Điều ông thích nhất là được la cà nơi các quán rượu hơn là học, để nghe các cô bán rượu muốn chiêu khách, họ vừa ca hát vừa nhảy những vũ điệu hấp dẫn hoặc kể chuyện dân gian vui cười, và diễn những vở kịch ngắn đương thời làm vui lòng khách hứng thú mua ruợu thêm.
Ông Rudos mỗi ngày đến quán rượu, say mê theo đuổi cô bán rượu kiêm ca sĩ Bella. Ông bỏ học, dùng tiền đang có mở một quán rượu, cưới cô Bella làm vợ cùng quản lý luôn. Sống với nhau một thời gian, bà chán ông để đi theo một lái buôn giàu có, sau khi cho ông hai đứa con trai sinh đôi đặt tên là Zipani và Zipano mà từ đây gọi tắt người anh là Pani và em trai là Pano.
Gà trống nuôi con, ông yêu quí hai cậu con trai này và muốn cho hai con mình nổi tiếng, phải được người đời biết đến qua tài năng không gì hơn là nun đúc, dạy dỗ với tham vọng là muốn cho các con được nổi danh qua con đường ca hát.
Pani sắc vóc mạnh mẽ được ông cho học các nhạc cụ, nhất là đàn Clavecin (tiền thân của đàn Piano ngày nay) với các nhạc sĩ giỏi dạy đàn cho cùng các môn sáng tác nhạc và kịch nghệ.
Riêng Pano người con thứ hai có gương mặt đẹp trai, đôi mắt thu hút hồn người, sắc vóc cao ráo, được cha tìm thầy kinh nghiệm huấn luyện thanh nhạc (vocal ) và diễn nhạc kịch (Opera).
Thế kỷ XVI –XVII ở Âu Châu vào thời đó, để đào tạo một ca sĩ Opera có tầm vóc kỹ năng với thanh quản rộng lớn có thể ca vang cho cả nhà hát nghe rõ; người ta phải thiến đứa trẻ lúc biết nói, để đứa trẻ có giọng giống người nữ trở thành castrati, rồi được huấn luyện phương pháp hô hấp, nghệ thuật lấy hơi thở, mở miệng khi hát sao cho tròn chữ, tròn câu hát, khi diễn ca kịch tư thế khi nằm, khi đứng, khi ngồi… không được tắt tiếng hay hụt hơi; và câu hát phải song song với động tác trình diễn theo truyện kịch đòi hỏi.
Pano đã khổ công luyện tập và trở nên một nghệ sĩ ca nhạc kịch Opera nổi tiếng; đồng thời người anh Pani cũng thành công trong nghiệp sáng tác nhạc kịch kiêm nhạc sĩ đệm đàn xuất sắc trong các nhà hát Opera. Bao nhiêu lần diễn của hai anh em Zipanino; nhất là Pano đều được dân chúng đón chào, ngưỡng mộ không tiếc lời khen ngợi.
Anh em được mời diễn riêng ở các nhà của quận công, bá tước, công tước. Các nhạc phẩm kịch nghệ khó ai sánh kịp thời bấy giờ, rồi sau đó họ hát trong các hí viện đông đúc khán giả. Bao nhiêu đêm, bao nhiêu tháng năm, phong trào yêu chuông nhạc kịch dâng cao nổi sóng như cồn, làm cho tên tuổi anh em Zapanino vang dội. Trên môi mọi người dân trong thành phố đều nhắc nhở đến tên của anh em này và trở thành một hiện tượng cuồng nhiệt. Mọi vai tuồng Pano diễn, mỗi câu hát hầu như họ thuộc lòng. Khi Pano mở miệng thì dân chúng mê say hát theo như bị cuốn hút theo từng động tác, lời ca, họ bị sự thu hút của nam châm Pano mạnh mẽ khiến nhà hát như muốn nổ tung theo; và cũng khiến các nghệ sĩ khác bị lu mờ, ganh tị đành nhường bước cho anh em nhà Zipanino.
Và sự gì có lên đỉnh cao cũng phải biết cách giữ cho địa vị không bị lu
mờ không ngoài sự sáng tạo. Ở một cứ điểm nào đó rồi có lúc cũng phải
dời đổi. Họ muốn đi xa, đem tài năng vượt bực của mình ra bên ngoài
cho người biết mặt, vua biết tên.
Trình diễn mãi ở thành phố mà họ cư ngụ rồi cũng nhàm. Hai anh em nhà Zipanino quyết định rời khỏi hí viện đã phục vụ bao năm. Nay họ thành lập một đoàn hát đi khắp nơi để chinh phục khán giả các thành phố trong nước Ý.
Pani miệt mài sáng tác những tác phẩm ca kịch chỉ để dành riêng cho em trai mình trình diễn và chính mình điều khiển dàn nhạc hay đệm đàn, và mỗi vở diễn thành công rực rỡ càng gợi hứng cho Pani sáng tác những vở nhạc kịch dài giá trị hơn nữa.
Đi hát ở thành phố nào anh em Zipanino cũng được thiên hạ hoan nghênh nhiệt liệt nhờ truyện kịch xuất sắc, nhạc hay, giọng tốt, diễn viên thanh tú, trang phục đẹp đẽ, nên nhóm kịch lấy tên Zipanino trở thành nổi tiếng khắp nước Ý.
Các nhà chuyên tổ chức nhạc kịch có hứng thú tranh dành mời mọc anh em Zipanino đi khắp Âu Châu trình diễn với những hợp đồng dài hạn, tiền bạc hậu hĩ. Khi họ đến Anh, đến Đức, đến Pháp, đến Bỉ hay Áo Quốc thủ đô của âm nhạc, Zipanino đều được dân chúng chào đón hoan hỉ; dân chúng đổ xô đi xem Zipanino trình diễn, họ điên cuồng ngưỡng mộ Pano, một ca sĩ đẹp trai có tia nhìn và đôi mắt thu hồn các nữ khán giả đủ mọi lớp tuổi. Có bà có cô cuồng nhiệt xé tay áo hay hôn tay Zipano sau buổi trình diễn. Rồi họ ùa đến tận phòng hóa trang nhìn mặt thật của Pano để tặng quà, ngõ lời ong bướm, sẵn sàng trao tình dâng hiến thể xác cho anh qua đêm, cho thỏa lòng ngưỡng mộ thần tượng của mình, dù có được sống một đêm cũng thỏa lòng sung sướng rồi.
Có ai ngờ sự thầm kín của Pano dẫn tới đau khổ, trầm cảm, uất ức. Ngoài đời thì Pano luôn tươi cười, khêu gợi nhưng bên trong thân thể tràn đầy nhựa sống của một thanh niên, bên cạnh thí có các cơ hội mà các kiều nữ sẵn sàng dâng hiến xác thân, nhưng chàng không đáp ứng được, vì chàng đã bị thiến và không thể thỏa mãn dục tình cho họ được, nên Pano tỏ ra thái độ hững hờ.
Họ không thể hiểu được nỗi đau thương của Pano để rồi họ tung ra lời đồn rằng chàng mắc bệnh lãnh cảm. Làn sóng đồn đãi lan rộng bao nhiêu thì các bà các cô càng tò mò, càng ham muốn Pano điên cuồng, muốn đến gần để thử cho biết thực hư. Không thể để tình trạng này kéo dài sẽ có hại cho tên tuổi hai người, nên Pani mới bày quỉ kế thực hiện với em là sau những đêm diễn tuồng, khi có phụ nữ nào đeo theo Pano, hoặc có lời hẹn hò với cô gái nào thì Pano vào phòng ngủ trước, để ánh đèn mờ mờ ão , Pano mặc áo ngủ đỏ chủ động làm tình phần nhập đầu với các động tác mơn trớn hôn hít cho người nữ động tình, mê man, lim dim đôi mắt tận hưởng yêu đương đến mức rên rĩ năn nỉ, thì bấy giờ Pano lặng lẽ rút lui, để Pani nhập cuộc phần chính. Chàng này cũng mặc áo đỏ làm tình với những động tác dữ dội như sóng cồn không gì ngăn nỗi…
Và các cô càng yêu mê Pano hơn, xem chàng trên sân khấu khi diễn hát tuyệt vời bao nhiêu thì trên giường chàng là dũng sĩ mạnh mẽ yêu cuồng, ngấu nghiến, họ nào biết đó là quỉ kế của anh em nhà họ Zipanino. Các cô đã qua đêm với Pano thích thú bao nhiêu thì càng mê mệt ngơ ngẫn; họ lại muốn chàng cho thêm một đêm thứ hai, nhưng bị Pano lạnh lùng từ chối thẳng thừng.
Chàng nghệ sĩ Pano khao khát một tình yêu, chàng muốn tìm một người con gái nào có thể yêu mình chân thật, chia xẻ với chàng những u uất và mặc cảm trong lòng. Chàng chán nãn không tìm thấy nơi những người đến với chàng; nhất là sau những lần trình diễn chàng có cảm giác cô đơn tận cùng, chàng cần đến sự ấm áp, vỗ về tâm hồn đang hụt hẫng, nhưng rốt lại chàng chỉ thấy sự ham muốn tình dục của giới nữ, chỉ nghe những tiếng cười, tiếng rú, tiếng rên thống khoái, cấu nghiến, lửa dục vọng của những người đàn bà đang giao tìnhvới Pani mà họ cứ tưởng rằng đang được lên tuyệt đỉnh vu sơn với nghệ sĩ tài danh Pano. Và ngày mai khi ánh bình minh ló dạng, phụ nữ ấy ra về đem chiến thắng của mình đi khoe với các bạn là được cận kề vui sướng với tài danh lẫy lừng Pano.
Tiếp tục theo thói quen, Pano tiếp hết phụ này đến phụ nữ khác càng làm cho Pano ngán ngẩm, không gợi cho anh được lửa tình, nhưng chỉ có cảm giác đùa giỡn gạt gẫm hàng trăm người đàn bà qua tay. Hai anh em đã thi hành quỉ kế như thế trong những chặng đường lưu diễn khắp nơi. Cho đến một ngày của định mệnh. Pano đi dạo tình cờ gặp một cô gái trẻ đang đi với bà mẹ bên hồ. Khi đi ngang, bà mẹ nhận ra ngay anh diễn viên nổi tiếng mấy đêm trước bà đã đi xem hát và rất ái mộ giọng ca Pano. Bà khen Pano và giới thiệu Calas là con gái của mình. Thiếu nữ giương đôi mắt thơ ngây nhìn Pano và hỏi bây giờ anh có thể hát liền cho cô nghe một bản nhạc được không ? Bà mẹ giơ tay ngăn cô con gái sao mở lời đường đột sợ mất lòng Pano, nhưng Pano vui vẻ, lòng còn thấy nhẹ nhàng êm ái lần đầu gặp một thiếu nử trắng hồng dẽ thương như vậy.
Chàng hát những bài ca lãng mạn khiến cô gái nghe chàng hát một cách tươi vui với nụ cười nhí nhảnh tiếng nàng ríu rít khen ngợi như chim. Sau lần đầu gặp gỡ, Pano đến nhà thăm Calas nhiều lần. Calas đàn harp tấu đệm cho Pano. Hai người đàn hát vui đùa với nhau nhiều giờ đem đến tình yêu đằm thắm cho Pano khiến đời chàng thấy ý nghĩa thi vị hơn. Và từ đây Pano bắt đầu cuộc tình thơ mộng với Calas. Chàng yêu nàng tha thiết , trân quí nâng niu nàng bằng một mối tình trong trắng; không mong trở thành chồng của nàng, nhưng chỉ muốn tôn thờ hình ảnh nàng, và cũng mở đầu cho chuyện tình tay ba giữa Pani – Pano và Calas.
Nhưng, chữ nhưng quái ác đã xé nát trái tim Pano và chia cách Calas với chàng. Pani ganh tị với em nên tìm cách quyến rũ Calas. Pani cảm thấy em mình được nổi tiếng hơn, được nhiều bà cô ái mộ dâng thể xác, và bây giờ chiếm được cảm tình của Calas càng làm cho Pani mặc cảm thua sút với em nên anh ta quyết chiếm Calas cho bằng được. Sự dạn dầy quyến rũ và liều lĩnh của Pani làm cho nàng Calas thơ ngây sa vào lưới tình của Pani một cách si mê không thoát được. Calas về làm vợ Pani bất chấp sự chống đối của mẹ và thân quyến. Nàng hãnh diện, tin tưởng tài năng của Pani sẽ được công chúng luôn ủng hộ và nàng cũng được tiếng thơm lây…
Trong lúc đó Erthel Weber, một nhạc sĩ bất tài, một nhân vật đồng tính và cũng là một tay cai thầu văn nghệ nổi tiếng liều lĩnh. Hắn gây mâu thuẩn giữa anh em nhà Zipanino, tìm cách ly gián hai anh em bằng lời đề nghị Pano đi lưu diễn riêng, trình diễn những kịch bản của hắn đề nghị không phải của Pani viết với điều kiện tiền bạc hậu hĩnh. Pano thất vọng với mối tình không trọn vẹn, lại thêm người anh bất nghĩa nên nhận lời đề nghị của Weber.
Hai anh em tách ra đường ai nấy đi…
Pano đi lưu diễn qua những vở kịch của tác giả khác viết, nhưng cuộc trình diễn này không thành công, không được công chúng đón nhận nồng nhiệt như ngày nào khi diễn tác phẩm cùng anh Pani, chàng mới chợt nhận ra: chỉ có Pani viết mới hợp với tài nghệ của chàng. Pano càng ngày càng mất tiếng tăm. Thất vọng, bất mãn người, tự trách mình, nên Pano sống buông thả cho dục tính của mình. Lúc này Pano đã đi lại giao tình thân mật với Weber bên cuộc sống truỵ lạc, buông trôi, tự ái không muốn trở về hàn gắn với người anh nữa.
Riêng Pani, từ ngày Pano bỏ đi, Pani không còn hứng thú sáng tác nữa mà chỉ vùi đầu vào canh bạc, rượu chè. Chàng đã tiêu sạch tiền của mình và của hồi môn của Calas đem về nhà chồng. Càng nhớ em, càng giận mình, càng hận người em trai thì anh càng say sưa và cờ bạc nhiều hơn.
Bấy giờ Pani hiện nguyên hình là một con quỉ, luôn hành hạ, tra khảo tiền bạc và đánh vợ nếu nàng giấu không đưa tiền cho tiêu xài. Pani ngày càng xa rời nghệ thuật, tâm hồn xuống dốc, bỏ bê người vợ Calas đang mang thai ngày đêm chờ đợi chồng trở về nhà. Và một đêm lạnh lẽo, Calas cô đơn đi tìm chồng trong các quán rượu, và bị xe ngựa chở rượu phóng nhanh không kịp thắng, nên đụng Calas làm cho nàng ngã trụy thai và chết ngay sau đó.
Pani hối hận thức tỉnh, chàng đi lính và cũng để xa rời nơi đau buồn đã vùi chôn tên tuỗi chàng, nhưng lúc nào cũng nhớ về người em Pano. Về phần Pano, sau một thời gian sống với Weber, anh đã bị Weber phản bội khi có người tình mới bèn tỏ ra thái độ lãnh đạm với Pano. Anh dứt khoát ra đi trở về thành phố cũ tìm lại người anh, muốn làm lành với người anh, cùng mong làm lại tên tuổi của hai anh em từ đầu nhưng đã muộn. Người anh Pani đã bị tử trận trên chiến trường.
Và Pano trở lại nhà hát cũ nơi mình sống và nổi tiếng thời trước, chàng chỉ mong có cơ hội để được diễn hát với ngày tháng êm đềm không sóng gió, nhưng như Nguyễn Du đã viết “muốn phong trần mới được phong trần.” Ánh đèn sân khấu, sự nổi tiếng cùng thời gian đi qua nào ai lấy lại được. Công chúng đã thờ ơ, quay lưng với Pano, họ như không biết Pano là ai. Chàng thất vọng ê chề, sống cô độc, lủi thủi đi về một mình qua các đêm diễn kiếm tiền để sống với những vai diễn bé nhỏ trong tuồng hát, nào ai nhớ đến tên tuổi Pano; nếu có cũng chê bai tài nghệ xuống dốc và chế nhạo cho sự đồng tính của chàng mà thôi …
Trong một đêm hí viện đang diễn vở tuồng cũ của Pani mà anh của chàng đã viết, nhưng vai chính họ để cho một nghệ sĩ khác diễn, Pano đau đớn, tự ái tột cùng. Vì thế, trong lúc mọi người đang xem và nghe hát, không một ai để ý, Pano với thân thể trần truồng, chàng leo lên tầng lầu cao nhất của hí viện. Chàng la lên tên Pano một tiếng thất thanh rồi phóng mình tự tử. Thân thể trần truồng của chàng rớt xuống trước mọi đôi mắt kinh ngạc của khán giả.
Và nay họ đã biết bí mật của anh em nhà Zipanino.